CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
(Ban hành theo Quyết định số 38/QĐ–CĐTG, ngày 22 tháng 2 năm 2021 của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Tiền Giang)
1. Chức năng:
a. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển hoạt động đào tạo, bao gồm: Xây dựng định hướng phát triển ngành nghề đào tạo, phát triển chương trình đào tạo và triển khai rà soát, đánh giá, hiệu chỉnh, cập nhật các chương trình đào tạo chính quy tập trung, liên thông, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo thường xuyên theo định kỳ;
b. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về công tác tư vấn tuyển sinh các ngành nghề do trường đào tạo và liên kết đào tạo.
c. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý đào tạo chính quy tập trung, liên thông, bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo thường xuyên, bao gồm: Xây dựng, ban hành quy chế đào tạo; theo dõi, quản lý việc thực hiện nền nếp dạy - học theo chương trình và quy chế đào tạo hiện hành;quản lý, vận hành phần mềm Quản lý đào tạo, xét công nhận tốt nghiệp các khóa đào tạo, xét bảo lưu kết quả học tập cho HSSV theo quy chế đào tạo;
d. Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng về hoạt động liên kết đào tạo, bao gồm: liên kết mở các khóa đào tạo ngắn hạn và liên kết đào tạo đại học liên thông, bồi dưỡng chuyên đề về chuyên môn do trường liên kết cấp văn bằng, chứng chỉ.
đ. Giúp Hiệu trưởng quản lý văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo.
2. Nhiệm vụ:
a. Về xây dựng, phát triển ngành nghề và chương trình đào tạo:
Nghiên cứu thị trường lao động và nguồn nhân lực cần đáp ứng để đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu ngành nghề, quy mô và phương thức đào tạo hợp lý trong từng thời kỳ;
Trên cơ sở phương hướng, kế hoạch phát triển cơ cấu ngành nghề, làm đầu mối tổ chức xây dựng chương trình đào tạo các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp;
Làm đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức rà soát đánh giá, hiệu chỉnh cập nhật chương trình đào tạo theo định kỳ 2 năm đối với chương trình trung cấp, sơ cấp, 3 năm đối với chương trình cao đẳng.
b. Về tư vấn tuyển sinh các ngành nghề do trường đào tạo và liên kết đào tạo
Khảo sát, nắm bắt nhu cầu nguồn lao động để đề xuất xây dựng kế hoạch phối hợp các trường THCS, THPT tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh học sinh vào học nghề.
c. Về tổ chức, quản lý đào tạo:
Làm đầu mối tổ chức xây dựng quy chế đào tạo các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên;
Làm đầu mối thực hiện việc biên chế các lớp HSSV theo ngành nghề đào tạo, trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập lớp;
Tổ chức vận hành phần mềm quản lý đào tạo (bao gồm quản trị và phân quyền, theo dõi đề xuất khắc phục lỗi kỹ thuật hoặc bổ sung theo mô đun tiện ích) để triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo theo hệ thống môn học, mô đun và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến học vụ;
Quản lý, điều phối, sắp xếp thời khóa biểu, sắp xếp hệ thống phòng học, giảng đường, xưởng trường để triển khai các lớp học theo môn học và mô đun trong từng học kỳ;
Tổ chức, quản lý học lại của HSSV và thực hiện các thủ tục xét miễn học, miễn thi, tạm hoãn môn học/ mô đun;
Theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình đào tạo theo đúng quy chế hiện hành; phối hợp giám sátnền nếp dạy - học; theo dõivà đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý đào tạo;
Xây dựng kế hoạch và tổ chức hội giảng nhà giáo GDNN và hội thi tay nghề của học sinh, sinh viên theo định kỳ;
Làm đầu mối thực hiện Hợp đồng thỉnh giảng và thực hiện hồ sơ quyết toán tiền thỉnh giảng giáo viên;
Tổng hợp dữ liệu trên phần mềm quản lý đào tạo để xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên.Làm thường trực Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp hàng năm.
d. Về tổ chức, quản lý hoạt động liên kết đào tạo:
Làm đầu mối triển khai hoạt động liên kết với các trường đại học, học viện mở các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo đại học liên thông, bồi dưỡng chuyên đề về chuyên môn do trường liên kết cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học.
Làm đầu mối phối hợp với các trung tâm ngoại ngữ có tư cách pháp nhân mở các khóa đào tạo, sát hạch cấp chứng chỉ ngoại ngữ cho HSSV và người học.
đ. Về quản lý văn bằng, chứng chỉ:
Tổ chức công tác in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận kèm bảng điểm cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp. Trích lục, sao y văn bằng, chứng chỉ bảng điểm do Trường cấp.
e. Thực hiện tự kiểm định chất lượng dạy nghề đối với các tiêu chí kiểm định hiện hành có liên quan đến đơn vị.
TT | Họ và tên | Năm sinh | Chức vụ | # | |
---|---|---|---|---|---|
1 | Đặng Văn Bên | 1982 | Trưởng Phòng |
![]() |
|
2 | Nguyễn Ngọc Huy | 1980 | Phó Trưởng Phòng |
![]() |
|
3 | Phạm Ngọc Hoa Mai | 1987 | Phó Trưởng Phòng |
![]() |
|
4 | Trần Anh Dũng | 1976 | Giảng viên | trananhdungtg@gmail.com |
![]() |
5 | Lê Vĩnh Nghi | 1987 | Giảng viên |
![]() |
|
6 | Ngô Tấn Nhựt | 1991 | Chuyên viên | ngotannhuttg@gmail.com |
![]() |
7 | Nguyễn Tấn Phương | 1993 | Chuyên viên | phuong1593@gmail.com |
![]() |
8 | Nguyễn Phú Quốc | 1984 | Giảng viên | quocnp@tvc.edu.vn |
![]() |
9 | Nguyễn Thị Cẩm Thư | 1989 | Chuyên viên | thuntc@tgc.edu.vn |
![]() |
10 | Nguyễn Mai Hồng Xuân | 1980 | Giảng viên |
![]() |