CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-CĐTG ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tiền Giang)

Tên ngành/nghề: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

Tên tiếng Anh: Mechanical engineering

Mã ngành/nghề: 6510201

Trình độ đào tạo:  Cao đẳng

Loại hình đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT trở lên hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2,5 năm

1. Mục tiêu đào tạo  

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo ra đội ngũ quản lý, công nhân kỹ thuật có khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng vào giải quyết các vấn đề chính yếu của kỹ thuật cơ khí và công nghệ sản xuất như: thiết kế sản phẩm cơ khí, gia công sản phẩm cơ khí trên các máy công cụ truyền thống hoặc các máy công cụ tiên tiến, đo lường, kiểm soát chất lượng sản phẩm, lắp ráp sản phẩm cơ khí; thực hiện các công việc dịch vụ kỹ thuật công nghiệp như: lắp đặt trang thiết bị, giám sát hoạt động của hệ thống thiết bị, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

Kiến thức:

- Phân tích được nguyên lý hoạt động, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng, của các máy công cụ điển hình;

- Phân tích được các phương pháp chế tạo, lắp ráp, lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng thiết bị cơ khí;

- Trình bày được đặc điểm, ứng dụng của các vật liệu sử dụng trong cơ khí và gia công kim loại;

- Trình bày được đặc điểm, phạm vi sử dụng, phương pháp sử dụng, sửa chữa, bảo quản các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo lường trong chế tạo cơ khí;

- Thiết lập được qui trình chế tạo, kiểm tra, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất các sản phẩm cơ khí;

- Áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị công nghiệp;

- Trình bày được cấu trúc, chức năng phần cứng, phần mềm, phương pháp sử dụng, khai thác của máy tính và hệ thống mạng máy tính;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức cơ sở và chuyên ngành ngành, thực hiện lập kế hoạch chế tạo, kiểm tra, kiểm soát chất lượng, lắp ráp sản phẩm cơ khí;

- Thiết kế được các chi tiết máy điển hình, sử dụng các phần mềm thiết kế xây dựng bản vẽ kỹ thuật của các chi tiết máy theo tiêu chuẩn Việt Nam và một số tiêu chuẩn quốc tế phổ biến tại thị trường Việt Nam;

- Xây dựng được qui trình công nghệ gia công, vận hành thành thạo máy công cụ vạn năng và máy công cụ CNC trong chế tạo sản phẩm cơ khí;

- Sử dụng thành thạo dụng cụ đo lường và kiểm tra, thực hiện có hiệu quả quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm cơ khí;

- Lựa chọn phương pháp, sử dụng thành thạo dụng cụ, trang thiết bị, thực hiện có hiệu quả các công việc lắp ráp, lắp đặt, bảo trì các thiết bị cơ khí;

- Áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất;

- Tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất kinh doanh;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nắm vững thông tin về nơi làm việc: quy mô, trang thiết bị, nhà xưởng, nội quy, quy định của cơ quan;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);

- Có trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và luôn phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ;

- Có ý chí tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức, chính trị;

- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp, không ngừng học tập trau dồi kiến thức nghề nghiệp;

- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Gia công trên máy tiện, phay vạn năng;

- Lập trình gia và công trên máy tiện, phay CNC;

- Giám sát tình trạng thiết bị;

- Kiểm tra sản phẩm cơ khí;

- Kiểm soát chất lượng sản phẩm;

- Thiết kế sản phẩm cơ khí;

- Lắp ráp sản phẩm cơ khí;

- Lắp đặt và bảo trì máy công cụ.

1.4 Khả năng học tập, nâng cao trình độ:

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật cơ khí trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo

2. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian khóa học:

Số lượng môn học, mô đun: 44

Khối lượng kiến thức toàn khóa: 2.460 giờ. Trong đó:

Khối lượng các môn học chung: 465 giờ.

Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.995 giờ. Trong đó:

Khối lượng lý thuyết: 518 giờ

Khối lượng thực hành: 1.365 giờ

Khối lượng kiểm tra: 112 giờ

- Thời gian tự học: 1.600 giờ. Trong đó:

Số giờ tự học lý thuyết chuyên môn: 316 giờ.

Số giờ tự học thực hành: 1.284 giờ.

3. Nội dung chương trình:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Số TC

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

LT

TH

KT

I.

Các môn học chung

22

435

157

255

23

A10019GDCT

Giáo dục chính trị

4

75

41

29

5

A10019PLUA

Pháp luật

2

30

18

10

2

A10019GDT1

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

4

A10019GDQP

Giáo dục quốc phòng và an ninh

4

75

36

35

4

A10019THOC

Tin học

3

75

15

58

2

A10019TANH

Tiếng anh

6

120

42

72

6

C10022KNLV

Kỹ năng làm việc

1

30

12

15

3

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

86

2.025

518

1.393

114

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

13

255

126

112

17

C22620VECK

Vẽ kỹ thuật cơ khí

2

45

14

28

3

C22620ACAD

AUTOCAD

2

45

14

28

3

C22620COKT

Cơ kỹ thuật

2

45

14

28

3

C22620DSĐL

Dung sai lắp ghép và Đo lường kỹ thuật

2

30

28

0

2

C22620VLCK

Vật liệu cơ khí

2

30

28

0

2

C22620KTAT

Kỹ thuật an toàn – Môi trường công nghiệp

1

15

14

0

1

C22620ĐIEN

Trang bị điện cơ bản

2

45

14

28

3

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

73

1.740

392

1.253

95

C32622NGCB

Nguội cơ bản

2

45

14

28

3

C32620TTRU

Tiện trụ ngoài

3

75

14

56

5

C32620TILO

Tiện lỗ

2

30

14

14

2

C32620TCON

Tiện côn

2

30

14

14

2

C32620TREN

Tiện ren

4

90

14

70

6

C32622TIPT

Tiện chi tiết phức tạp

3

75

14

56

5

C32620TCNC

Tiện CNC cơ bản

3

60

14

42

4

C32620PBMP

Phay, bào mặt phẳng

3

75

14

56

5

C32620PBRA

Phay, bào rãnh

2

45

14

28

3

C32620BRTR

Phay đa giác, bánh răng, thanh răng

3

60

14

42

4

C32620PCNC

Phay CNC cơ bản

3

60

14

42

4

C32620MMPT

Mài mặt phẳng, trụ ngoài

3

60

14

42

4

C32620BDCN

Bảo dưỡng máy công nghiệp

2

45

14

28

3

C32622HĐCB

Hàn điện cơ bản

3

75

14

56

5

C32622HĐNC

Hàn điện nâng cao

3

75

14

56

5

C32620HKHI

Hàn khí

2

45

14

28

3

C32620HMIG

Hàn MIG, MAG

2

45

14

28

3

C32620HTIG

Hàn TIG

2

45

14

28

3

A32620CNCT

Công nghệ chế tạo máy

2

45

14

28

3

A32620ĐOGA

Đồ gá

2

45

14

28

3

A32620NLCT

Nguyên lý – Chi tiết máy

2

45

14

28

3

A32620KNTL

Khí nén – Thuỷ lực

2

45

14

28

3

A32620QTDN

Quản trị doanh nghiệp

2

30

28

0

2

A32620ĐACN

Đồ án công nghệ chế tạo máy

2

30

14

14

2

A32622ĐACT

Đồ án chi tiết máy

2

30

14

14

2

A32622CCAM

Công nghệ CAD/CAM/CNC

3

75

14

56

5

A32620GOCB

Gò cơ bản

2

45

14

28

3

C32620TTTN

Thực tập tốt nghiệp

2

315

0

315

0

Tổng cộng

108

2.460

687

1.635

138

 
 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1 Các môn học chung bắt buộc: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Tin học, Tiếng anh và Giáo dục thể chất được áp dụng theo chương trình đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành theo các Thông tư sau:

– Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 Ban hành Chương trình môn học Tiếng Anh;

– Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục chính trị;

– Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Pháp luật;

– Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất;

– Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Tin học;

– Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Quy định Chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Trong đó, môn học giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và An ninh là 2 môn học điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp; kết quả đánh giá 2 môn học này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, xếp loại tốt nghiệp.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Ngoài thời gian học tập theo chương trình, kế hoạch đào tạo, người học được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa sau:

- Tham gia chương trình giáo dục chính trị đầu khóa, thời gian 1 tuần đầu khóa học.

- Tham gia ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, thời gian 1 ngày, tổ chức vào học kỳ cuối khóa học.

- Tham gia đối thoại với Hiệu trưởng, 1 lần/ năm học.

- Tham gia tập huấn kỹ năng mềm và hướng nghiệp, 1 ngày/ khóa học.

- Tham quan thực tế, dã ngoại tại một số đơn vị, doanh nghiệp. Theo thời gian bố trí của giáo viên, của khoa chuyên môn.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa khác do Trường tổ chức như:

+ Các hoạt động tình nguyện, trại hè, về nguồn, ...trong thời gian nghỉ hè, lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật.

+ Đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu:  Theo nhu cầu của người học, thư viện phục vụ tất cả các ngày làm việc trong tuần,.

+ Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao: Theo kế hoạch của Trường

+ Vệ sinh trường lớp: Thời gian: 2 giờ/ tuần

4.3. Hướng dẫn tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:

Thực hiện theo Quy định về kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi kết thúc môn học, mô đun, thi tốt nghiệp của Trường được cụ thể hóa theo thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội “Quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ”.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

- Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện theo Quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp của Trường thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

- Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Chính trị, Lý thuyết nghề tổng hợp, Thực hành nghề tổng hợp.

- Người học sau khi được Hiệu trưởng Nhà trường công nhận tốt nghiệp, được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng và được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành.

HIỆU TRƯỞNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG

TT Tên nghề Chi tiết
1 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Xem chi tiết
2 Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử Xem chi tiết
3 Công nghệ Ô tô Xem chi tiết
4 Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) Xem chi tiết
5 Điện công nghiệp Xem chi tiết
6 Kế toán doanh nghiệp Xem chi tiết
7 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Xem chi tiết
8 Kỹ thuật xây dựng Xem chi tiết
9 May thời trang Xem chi tiết
10 Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh Xem chi tiết

Tiêu điểm
Doanh nghiệp
Liên kết