CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-CĐTG ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tiền Giang)

Tên ngành/nghề: THANH NHẠC

Mã ngành/nghề: 5210225

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Loại hình đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS trở lên hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2 năm

1. Mục tiêu đào tạo  

1.1. Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Thanh nhạc trình độ trung cấp nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về âm nhạc và kỹ thuật biểu diễn ca hát. Sau khi tốt nghiệp trở thành ca sỹ chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghệ thuật, có ý thức phục vụ cộng đồng, tinh thần cầu tiến, luôn tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi nghề nghiệp, đồng thời có khả năng học tiếp lên ở trình độ cao hơn.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

- Kiến thức:

+ Xác định được những kiến thức cơ bản về lịch sử Âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành như xướng âm, ghi âm, hòa âm...;

+ Trình bày được kiến thức cơ bản về kỹ thuật thanh nhạc, hiểu biết các phương pháp hát cổ điễn, dân ca và đương đại;

+ Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên nghành để luyện tập, xây dựng tác phẩm thanh nhạc đạt yêu cầu đề ra;

+ Xác định được các kiến thức cơ bản về nghệ thuật trình diễn sân khấu, giải phóng hình thể, nghệ thuật múa dân gian dân tộc và nhảy dance sport;

+ Mô tả được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;

+ Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;

+ Mô tả được các biện pháp an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo qui định. 

- Kỹ năng:

+ Áp dụng được các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản thanh nhạc trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp;

+ Các kỹ năng biểu diễn các tác phẩm thanh nhạc: ca khúc dân ca, ca khúc đương đại với các hình thức trình diễn với các hình thức hát đơn ca, song ca, tốp ca...;

+ Thể hiện được kỹ thuật luyện thanh, vỡ bài hát, phối bè, hát đơn ca, hát nhóm... theo yêu cầu;

+ Rèn luyện khả năng xây dựng tác phẩm thanh nhạc với nhiều phong cách khác nhau;

+ Sử dụng được các trang thiết bị âm thanh dùng cho hát như micro, phần mềm âm nhạc, khai thác ứng dụng công nghệ truyền thông;   

+ Rèn luyện kỹ năng giải phóng hình thể biểu diễn trên sân khấu, kỹ thuật vũ đạo cơ bản và nhảy dance sport;

+ Luyện tập kỹ thuật nhạc cụ để sử dụng đệm hát cơ bản;

+ Áp dụng được kỹ năng phân tích âm nhạc, phối bè đơn giản;

+ Chọn đúng, đầy đủ các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;

+  Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;

+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định;

+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức về sáng tạo nghề nghiệp;

+ Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, ý thức kỹ luật, phương pháp làm việc khoa học;

+ Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

+ Đánh giá chất lượng công việc cá nhân và một phần kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

+ Giao tiếp lịch sự, văn minh thanh lịch với công chúng khán giả, đồng nghiệp và nhà tuyển dụng lao động;

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của nghành, nghề bao gồm: hát dân ca, hát nhạc đại chúng (nhạc nhẹ), hát bè, hát tốp ca...

- Trở thành ca sỹ hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật như: Các Đoàn Nghệ thuật, các Trung tâm Văn hóa , nhà Văn hóa các Xã, Phường, Thị trấn...;

- Tham gia các hoạt động về Âm nhạc, quản lý các chương trình văn hóa văn nghệ ở các tổ chức, đơn vị hoặc địa phương...;

- Tư vấn và nhận dàn dựng các chương trình văn nghệ ở các đơn vị cơ sở có yêu cầu như: Hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ,...

2. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 28

- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 1.830 giờ. Trong đó:

+ Khối lượng các môn học chung: 285 giờ

+ Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.545 giờ. Trong đó:

  • Khối lượng lý thuyết: 368 giờ
  • Khối lượng thực hành: 1.120 giờ
  • Khối lượng kiểm tra: 57 giờ

- Khối lượng tự học: 1296 giờ.

  • Khối lượng tự học lý thuyết: 736 giờ
  • Khối lượng tự học thực hành: 560 giờ

3. Nội dung chương trình:

Mã MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Số TC

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

LT

TH

KT

I

Các môn học chung

14

285

106

163

16

C10019GDCT

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

C10019PLUA

Pháp luật

1

15

9

5

1

C10019GDT1

Giáo dục thể chất 1

1

30

4

24

2

C10018GDQP

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

45

21

21

3

C10019THOC

Tin học

2

45

15

29

1

C10019 TANH

Tiếng anh

4

90

30

56

4

C10022KNLV

Kỹ năng làm việc

2

30

12

15

3

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

65

1.545

368

1.120

57  

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

40

825

293

493

39

C24319NLCB

Nhạc lý cơ bản

5

90

56

30

4

C24322KXA1

Ký Xướng Âm 01

3

60

15

42

3

C24322KXA2

Ký Xướng Âm 02

3

60

15

42

3

C24320KXA3

Ký Xướng Âm 03

3

60

15

42

3

C24322ORG1

Organ 01

3

75

15

57

3

C24322ORG2

Organ 02

3

60

15

42

3

C24322ORG3

Organ 03

3

60

15

42

3

C24322LSAN

Lịch sử âm nhạc

3

45

42

 

3

C24320HOAM

Hòa âm

2

45

15

28

2

C24320HTAN

Hình thức âm nhạc

2

45

15

28

2

C24320HTCA

Hát tốp ca

2

45

15

28

2

C24322HDCA

Hát dân ca

2

45

15

28

2

C24320MDGD

Múa dân gian, dân tộc

2

45

15

28

2

C24320NHDS

Nhảy dance sport

2

45

15

28

2

C24320HAHX

Hát hợp xướng

2

45

15

28

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn

25

720

75

627

18

C24320TNH1

Thanh nhạc 01

4

90

15

71

4

C24320TNH2

Thanh nhạc 02

4

90

15

71

4

C24320TNH3

Thanh nhạc 03

4

90

15

71

4

C24320TNH4

Thanh nhạc 04

4

90

15

71

4

C24320KTBD

Kỹ thuật biểu diễn

2

45

15

28

2

C24319TTTN

Thực tập tốt nghiệp

7

315

315

 

Tổng cộng

79

1.830

474

1.283

73

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1. Các môn học chung bắt buộc: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Tin học, Tiếng anh và Giáo dục thể chất được áp dụng theo chương trình đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành theo các Thông tư sau:

– Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 Ban hành Chương trình môn học Tiếng Anh;

– Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục chính trị;

– Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Pháp luật;

– Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất;

– Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Tin học;

– Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Quy định Chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Trong đó, môn học giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và An ninh là 2 môn học điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp; kết quả đánh giá 2 môn học này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, xếp loại tốt nghiệp.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Ngoài thời gian học tập theo chương trình và kế hoạch đào tạo, người học được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa sau:

- Tham gia tuần lễ công tác học sinh - sinh viên đầu khóa, thời gian 01 tuần đầu khóa học.

- Tham gia ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, thời gian 01 ngày, tổ chức vào học kỳ cuối khóa học

- Tham gia các hoạt động tình nguyện, trại hè, về nguồn.

- Đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

- Tham gia các chương trình văn nghệ hoặc hội diễn văn nghệ do các đơn vị Xã, Phường mời tham gia.

- Tham gia các hoạt động văn nghệ do đoàn trường phát động như: Khai giảng năm học mới, kỉ niệm các ngày lễ lớn, ngày thành lập đoàn thanh niên....

4.3. Hướng dẫn tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:

Thực hiện theo Quy định về kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi kết thúc môn học, mô đun, thi tốt nghiệp của Trường được cụ thể hóa theo thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội “Quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ”.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

- Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện Theo quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của Trường thì sẽ được thi tốt nghiệp.

- Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm:

+ Môn Chính trị;

+ Lý thuyết tổng hợp nghề: Nhạc lý cơ bản và hòa âm (viết bè cho bài hát);

+ Thực hành tổng hợp nghề: Thanh nhạc và kỹ thuật biểu diễn.

- Người học sau khi được Hiệu trưởng Nhà trường công nhận tốt nghiệp, được cấp bằng trung cấp.

HIỆU TRƯỞNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP

TT Tên nghề Chi tiết
1 Cắt gọt kim loại Xem chi tiết
2 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Xem chi tiết
3 Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử Xem chi tiết
4 Công nghệ Ô tô Xem chi tiết
5 Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) Xem chi tiết
6 Điện công nghiệp Xem chi tiết
7 Điện tử công nghiệp Xem chi tiết
8 Điện tử dân dụng Xem chi tiết
9 Hàn Xem chi tiết
10 Hướng dẫn du lịch Xem chi tiết
11 Kế toán doanh nghiệp Xem chi tiết
12 Kỹ thuật chế biến món ăn Xem chi tiết
13 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Xem chi tiết
14 Kỹ thuật xây dựng Xem chi tiết
15 May thời trang Xem chi tiết
16 Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn Xem chi tiết
17 Thanh nhạc Xem chi tiết
18 Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh Xem chi tiết

Tiêu điểm
Doanh nghiệp
Liên kết