CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-CĐTG ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Tiền Giang)

Tên ngành/nghềCông nghệ ô tô

Mã ngành/nghề: 5510216

Trình độ đào tạo:  Trung cấp

Loại hình đào tạo: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THCS trở lên hoặc tương đương

Thời gian đào tạo: 2 năm

1. Mục tiêu đào tạo  

1.1. Mục tiêu chung:

Đào tạo người học có đủ kiến thức và kỹ năng để phát hiện các hư hỏng và bảo dưỡng, sửa chữa được hư hỏng các cơ cấu, hệ thống của ôtô đúng quy trình,  và tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất, đảm bảo an toàn, có năng suất với tinh thần trách nhiệm cao.

1.2. Mục tiêu cụ thể:   

  + Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu cơ bản trong ô tô;

- Tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

- Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa một số bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

- Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước công việc trong quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa một số bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

- Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị cơ bản trong ngành, nghề Công nghệ ô tô;

- Trình bày được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;

- Phân tích được các kỹ năng, thao tác cơ bản trong lái xe ô tô;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

  + Kỹ năng:

- Đọc được bản vẽ kỹ thuật đơn giản; tra cứu được các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;

- Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra cơ bản trong ngành, nghề Công nghệ ô tô; bảo quản thiết bị và dụng cụ liên quan đến ngành, nghề công nghệ ô tô;

- Kiểm tra những sai hỏng của các cụm chi tiết, hệ thống cơ bản trên ô tô;

- Lập được các quy trình tháo, lắp đơn giản của các bộ phận, hệ thống cơ bản trên ô tô;

- Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản phù hợp với từng chi tiết, bộ phận, hệ thống và loại ô tô;

- Thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa đúng quy trình, quy phạm và đảm bảo kỹ thuật;

- Tổ chức và quản lý quá trình bảo dưỡng, sửa chữa tương ứng với trình độ được đào tạo;

- Vận hành được ô tô đúng luật, đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn;

- Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người học ở trình độ thấp hơn.

- Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng các công việc đơn giản và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

- Đảm bảo được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ tiện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;

- Kèm cặp và hướng dẫn tay nghề cho thợ bậc thấp hơn.

  + Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;

- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;

- Yêu nghề, có ý thức cộng đồng, tinh thần trách nhiệm tốt, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý, cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc;

- Tinh thần hợp tác nhóm tốt, chủ động thực hiện công việc được giao và có tác phong công nghiệp;

- Chấp hành nghiêm quy định về bảo hộ lao động, an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy;

- Có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Chăm sóc, làm đẹp xe ô tô;

- Quản lý vật tư, phụ tùng ô tô;

- Sản xuất phụ tùng và lắp ráp trong lĩnh vực ô tô;

- Kinh doanh trong lĩnh vực ô tô và phụ tùng ô tô;

- Sửa chữa động cơ (máy) ô tô;

- Sửa chữa gầm ô tô;

- Sửa chữa điện và điều hòa không khí ô tô;

- Tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực ô tô.

1.4 Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ ô tô, trình độ trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực , tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

2. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: 32

- Khối lượng kiến thức toàn khóa: 1.890 giờ. Trong đó:

+  Khối lượng các môn học chung: 285 giờ.

+ Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.605 giờ. Trong đó:

  • Khối lượng lý thuyết: 350 giờ
  • Khối lượng thực hành: 1171 giờ
  • Khối lượng kiểm tra: 84 giờ

- Thời gian tự học: 1.286 giờ. Trong đó:

  • Số giờ tự học lý thuyết chuyên môn: 700 giờ
  • Số giờ tự học thực hành: 586 giờ.

3. Nội dung chương trình:

MH,

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

LT

TH

KT

I

Các môn học chung

13

255

94

148

13

C10019GDCT

Giáo dục chính trị

2

30

15

13

2

C10019PLUA

Pháp luật

1

15

9

5

1

C10019GDTC

Giáo dục thể chất

1

30

4

24

2

C10019GDQP

Giáo dục quốc phòng và an ninh

2

45

21

21

3

C10019THOC

Tin học

2

45

15

29

1

C10022KNLV

Kỹ năng làm việc

2

30

12

15

3

II

Các môn học, mô đun chuyên môn

65

1.605

350

1.171

84

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

12

210

140

56

14

C22120COUD

Cơ ứng dụng

2

30

28

0

2

C22120VALH

Vật liệu học

2

30

28

0

2

C22120DSLG

Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật

2

30

28

0

2

C22120VEKT

Vẽ kỹ thuật

2

30

28

0

2

C22120ATLĐ

An toàn lao động

1

15

14

0

1

C22120NGCB

Thực hành nguội cơ bản

2

45

14

28

3

C22120HACB

Thực hành hàn cơ bản

1

30

0

28

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn

53

1.395

210

1.115

70

C32120KTCO

Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa

2

45

14

28

3

C32120TKTT

Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ

4

105

14

84

7

C32120PPKX

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối khí và hệ thống nhiên liệu động cơ xăng

3

60

14

42

4

C32120BTLM

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát

2

45

14

28

3

C32120NLDZ

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

3

60

14

42

4

C32122TBĐO

Bảo dưỡng, sửa chữa trang bị điện ô tô

4

90

14

71

5

C32122HTTL

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền lực

4

105

14

84

7

C32120HTPH

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh

3

60

14

42

4

C32120HTDC

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển

2

45

14

28

3

C32120HTLA

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái

2

45

14

28

3

C32120KTLA

Kỹ thuật lái ô tô

1

30

0

28

2

C32122PXĐL

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử

4

90

14

71

5

C32120MTXM

Bảo dưỡng, sửa chữa  mô tô – xe máy

3

75

14

56

5

C32120PANO

Thực hành sửa chữa pan ô tô

2

60

0

56

4

C32120HANC

Thực hành hàn nâng cao

2

45

14

28

3

C32120ĐHKK

Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống  điều hòa không khí trên ô tô

2

45

14

28

3

C32122TICB

Thực hành tiện cơ bản

3

75

14

56

5

C32120TTTN

Thực tập tốt nghiệp

7

315

0

315

0

 

Tổng cộng

78

1.890

456

1.334

100

 
 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:

4.1. Các môn học chung bắt buộc: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Tin học, Tiếng anh và Giáo dục thể chất được áp dụng theo chương trình đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành theo các Thông tư sau:

– Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 Ban hành Chương trình môn học Tiếng Anh;

– Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục chính trị;

– Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Pháp luật;

– Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Giáo dục thể chất;

– Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Ban hành Chương trình môn học Tin học;

– Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 Quy định Chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Trong đó, môn học giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và An ninh là 2 môn học điều kiện để xét hoàn thành khối lượng học tập, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp; kết quả đánh giá 2 môn học này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, năm học, xếp loại tốt nghiệp.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa

Ngoài thời gian học tập theo chương trình, kế hoạch đào tạo, người học được tạo điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa sau:

- Tham gia chương trình giáo dục chính trị đầu khóa, thời gian 1 tuần đầu khóa học.

- Tham gia ngày hội tư vấn giới thiệu việc làm, thời gian 1 ngày, tổ chức vào học kỳ cuối khóa học.

- Tham gia đối thoại với Hiệu trưởng, 1 lần/ năm học.

- Tham gia tập huấn kỹ năng mềm và hướng nghiệp, 1 ngày/ khóa học.

- Tham quan thực tế, dã ngoại tại một số đơn vị, doanh nghiệp. Theo thời gian bố trí của giáo viên, của khoa chuyên môn.

- Tham gia các hoạt động ngoại khóa khác do Trường tổ chức như:

+ Các hoạt động tình nguyện, trại hè, về nguồn, ...trong thời gian nghỉ hè, lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật.

+ Đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu:  Theo nhu cầu của người học, thư viện phục vụ tất cả các ngày làm việc trong tuần,.

+ Các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao: Theo kế hoạch của Trường

+ Vệ sinh trường lớp...Thời gian: 2 giờ/ tuần

4.3. Hướng dẫn tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:

Thực hiện theo Quy định về kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi kết thúc môn học, mô đun, thi tốt nghiệp của Trường được cụ thể hóa theo thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội “Quy định việc tổ chức đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ”.

4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp

- Người học phải học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện theo Quy chế kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp của Trường thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

- Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn Chính trị, Lý thuyết nghề tổng hợp, Thực hành nghề tổng hợp.

- Người học sau khi được Hiệu trưởng Nhà trường công nhận tốt nghiệp, được cấp bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp.

HIỆU TRƯỞNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP

TT Tên nghề Chi tiết
1 Cắt gọt kim loại Xem chi tiết
2 Công nghệ kỹ thuật cơ khí Xem chi tiết
3 Công nghệ kỹ thuật Điện - Điện tử Xem chi tiết
4 Công nghệ Ô tô Xem chi tiết
5 Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm) Xem chi tiết
6 Điện công nghiệp Xem chi tiết
7 Điện tử công nghiệp Xem chi tiết
8 Điện tử dân dụng Xem chi tiết
9 Hàn Xem chi tiết
10 Hướng dẫn du lịch Xem chi tiết
11 Kế toán doanh nghiệp Xem chi tiết
12 Kỹ thuật chế biến món ăn Xem chi tiết
13 Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Xem chi tiết
14 Kỹ thuật xây dựng Xem chi tiết
15 May thời trang Xem chi tiết
16 Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn Xem chi tiết
17 Thanh nhạc Xem chi tiết
18 Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh Xem chi tiết

Tiêu điểm
Doanh nghiệp
Liên kết